Theo dấu tích đường sắt cổ Đà Lạt - Phan Rang


Được khởi công từ năm đầu thế kỷ 20, trải qua nhiều giai đoạn xây dựng, phải đến năm 1932 tuyến đường sắt Đà Lạt - Phan Rang mới hoàn thành. Toàn tuyến dài 84 km, trong đó có nhiều đoạn đường răng cưa, đây là một trong số ít tuyến đường sắt trên thế giới chạy bằng bánh răng cưa để leo đèo.

Tuy nhiên, trong quá trình phục vụ lưu thông hàng hóa giữa Đà Lạt và vùng Ninh Thuận, tuyến đường này gặp nhiều khó khăn, đến năm 1972 thì tạm dừng hoạt động. Sau năm 1975, tuyến đường được khôi phục nhưng chỉ chạy được một số chuyến thì ngưng hoạt động hoàn toàn cho tới khi bị dỡ bỏ. Hiện nay, tuyến đường sắt độc đáo này chỉ duy trì đoạn đường khoảng 7 km phục vụ khách du lịch từ Đà Lạt đi Trại Mát.

Tàu phải dùng hệ thống bánh trục răng cưa gắn ở giữa song song với đường ray, móc trong đầu máy để lên và xuống đèo, dốc

Dấu tích đường sắt tại khe núi thuộc xã Trạm Hành (TP Đà Lạt)

Ga Cầu Đất (cách Đà Lạt 25 km) nằm ở độ cao khoảng 1.600m so với mực nước biển. Toàn tuyến đường sắt có 11 nhà ga (Lâm Đồng 7 ga, Ninh Thuận 4 ga), chạy song song với đường quốc lộ 27

Do hiện không còn sử dụng nên xung quanh được các hộ dân xây dựng che lấp hết không gian nhà ga

Cầu đường sắt chạy qua thị trấn D'Ran (huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) sau khi bị phá bỏ, nay chỉ còn hai trụ cầu giữa sông

Ga Eo Gió gắn liền với vùng đất D’Ran một thời tấp nập, nay bị bỏ hoang

Để đổ đèo Sông Pha (đèo Ngoạn Mục) tàu lửa sẽ phải chui qua đường hầm số 2 (tuyến đường sắt đi qua 5 hầm chui) có chiều dài hơn 100 mét, chiều cao hầm khoảng 6 mét, hiện còn khá nguyên vẹn, chắc chắn

Khu vực tránh cho người đi bộ trong hầm

Trụ cầu đường sắt cao khoảng 30 mét đứng trơ trọi giữa khe núi

Xuống chân đèo Ngoạn Mục là ga Sông Pha (hay còn gọi là ga Krongpha)

Chung số phận như nhiều nhà ga khác của tuyến đường sắt bị bỏ hoang, hiện ga Sông Pha chỉ còn là phế tích

Cầu đường sắt Tân Mỹ bắc qua sông Cái (tại xã Mỹ Sơn, huyện Ninh Sơn), dài khoảng 300 mét với 10 nhịp vẫn giữ được hình dáng ban đầu. Đây là dấu tích đáng kể nhất trên tuyến đường tàu lửa Đà Lạt – Tháp Chàm còn tồn tại trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận

Sau khi bị dỡ đường ray và thanh tà vẹt, cầu Tân Mỹ hiện chỉ còn bộ khung sắt

Hiện nay, chỉ còn đoạn Đà Lạt - Trại Mát có chiều dài 7 km còn được sử dụng với mục đích phục vụ khách du lịch

Hành khách thăm quan trải nghiệm trên hành trình từ Đà Lạt đi Trại Mát

Bài Viết & Tin Tức Mới

3 DINH BẢO ĐẠI Ở ĐÀ LẠT

3 DINH BẢO ĐẠI Ở ĐÀ LẠT

Những biệt thự cổ nguy nga tráng lệ giữa rừng thông Đà Lạt

CÁP TREO ĐÀ LẠT- HÀNH TRÌNH ĐẾN ĐỈNH SƯƠNG MÙ

CÁP TREO ĐÀ LẠT- HÀNH TRÌNH ĐẾN ĐỈNH SƯƠNG MÙ

Cáp treo Đà Lạt đã trở thành một biểu tượng không thể thiếu, làm nổi bật vẻ đẹp huyền bí của Đà Lạt.

CHÙA VE CHAI-SỰ HÒA QUYỆN CỦA TÂM LINH VÀ NGHỆ THUẬT TÁI CHẾ

CHÙA VE CHAI-SỰ HÒA QUYỆN CỦA TÂM LINH VÀ NGHỆ THUẬT TÁI CHẾ

Chùa ve chai hay còn gọi là chùa Linh Phước không chỉ là một ngôi chùa truyền thống, mà còn là biểu tượng của sự sáng tạo, sự tái chế và tâm linh.

THIÊN ĐƯỜNG SĂN MÂY CẦU ĐẤT

THIÊN ĐƯỜNG SĂN MÂY CẦU ĐẤT

Săn Mây ở Cầu Đất nổi bật với vẻ đẹp hùng vĩ, nơi những đám mây thơ mộng duyên dáng hòa quyện với những đồi chè xanh mướt.

KHÁM PHÁ ĐÀ LẠT VỚI NHỮNG ĐƯỜNG BAY THẲNG QUỐC TẾ

KHÁM PHÁ ĐÀ LẠT VỚI NHỮNG ĐƯỜNG BAY THẲNG QUỐC TẾ

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du khách quốc tế muốn khám phá Đà Lạt, các hãng hàng không đã cung cấp thêm các đường bay thẳng từ các quốc gia đến Đà Lạt

MÙ CANG CHẢI VẺ ĐẸP HUYỀN BÍ VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM

MÙ CANG CHẢI VẺ ĐẸP HUYỀN BÍ VÙNG TÂY BẮC VIỆT NAM

Mù Cang Chải đã thu hút sự chú ý của du khách bởi vẻ đẹp thiên nhiên nổi bật và cảnh quan nông thôn hoang sơ.

VĨNH HY- VỊNH BIỂN HOANG SƠ NHẤT VIỆT NAM

VĨNH HY- VỊNH BIỂN HOANG SƠ NHẤT VIỆT NAM

Vịnh Vĩnh Hy ở Ninh Thuận là một điểm đến du lịch tuyệt vời và nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ nằm trên bờ biển phía đông nam.

VỊNH HẠ LONG- NƠI RỒNG ĐÁP XUỐNG

VỊNH HẠ LONG- NƠI RỒNG ĐÁP XUỐNG

Vịnh Hạ Long nên đi đâu để không phải tiếc nuối?

.
.